Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ góp phần thực hiện mục tiêu học thật, thi thật, chất lượng thật.

Thứ sáu - 19/05/2023 22:46
Vai trò của các cơ quan quản lý được nâng cao; vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả được tập trung giải quyết.
Được biết, công tác quản lý VBCC đã và đang được chỉ đạo, tổ chức triển khai theo hướng: hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm công khai của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Theo TS. Lê Mỹ Phong: Cục QLCL đã cùng các đơn vị thuộc Bộ tham mưu với Bộ trưởng trình Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật về VBCC của hệ thống giáo dục quốc dân (2 Luật, 1 Nghị định, 10 thông tư của Bộ trưởng và nhiều văn bản quy định, hướng dẫn về quản lý, cấp phát VBCC).
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý VBCC tại các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy công tác quản lý VBCC tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, các Sở GDĐT đã thực hiện khá tốt, có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, vai trò quản lý của các cơ quan quản lý được nâng cao.
Ông Lê Mỹ Phong khẳng định, vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả đã được tập trung giải quyết và có những chuyển biến tích cực. Bộ GDĐT đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ bao gồm: hoàn thiện các quy định của pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tăng cường tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ, kiểm tra giám sát nhằm giảm thiểu việc sản xuất, mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Cùng với đó, Cục QLCL cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, xử lý các trường hợp nghi vấn sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp.Việc quản lý các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài liên kết tổ chức thi tại Việt Nam đã được chú trọng hơn, đưa hoạt động này từng bước đi vào khuôn khổ.
Triển khai cổng dịch vụ công về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
Theo TS Lê Mỹ Phong, hiện nay, việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã góp phần giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí xã hội và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người có nhu cầu công nhận văn bằng, được các cơ quan và người dân đánh giá cao. 
Hiện nay Cục QLCL đang chủ trì nghiên cứu, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam theo hướng đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ và phục vụ tốt hơn việc công nhận văn bằng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý VBCC.
Để triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ, Bộ GDĐT đã quy định cụ thể trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu văn bằng, chứng chỉ để quản lý và thực hiện công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ (Quy định tại Điều 26 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT).
Bên cạnh đó, Cục QLCL cũng đã xây dựng phần mềm tra cứu văn bằng, chứng chỉ (hiện đã cập nhật được hơn 4 triệu VBCC) để phục vụ việc tra cứu của người dân khi có nhu cầu. Cục cũng đang tham mưu xây dựng cơ sở dữ liệu (quy mô quốc gia) về văn bằng, chứng chỉ phục vụ công tác quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến văn bằng, chứng chỉ cho người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi việc sản xuất, mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả - TS Lê Mỹ Phong cho biết.
Cần nhiều giải pháp triển khai đồng bộ.
Mặc dù có nhiều kết quả tích cực, TS. Lê Mỹ Phong cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Công tác quản lý VBCC còn có những hạn chế, khó khăn. Việc thực hiện các quy định về VBCC tại một số cơ sở giáo dục đại học, Sở GD-ĐT chưa bảo đảm chặt chẽ và chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý VBCC vẫn còn thiếu về số lượng và chưa đồng đều về chất lượng; một bộ phận chưa được bồi dưỡng, tập huấn đầy đủ, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu còn theo kinh nghiệm, chưa cập nhật kịp thời các quy định mới; chưa có đầy đủ dữ liệu VBCC trong cơ sở dữ liệu toàn ngành để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…”
Được biết, thời gian tới, Cục QLCL sẽ tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ; xử lý nghiêm các vi phạm về VBCC theo quy định của pháp luật; đồng thời cần quan tâm tới công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý VBCC; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý VBCC…

Tác giả: Cục Quản lý chất lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây