Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam: Kinh nghiệm từ AUN và các trường đại học trên thế giới.

Thứ tư - 26/04/2023 10:19
Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ Bộ GDĐT, 46 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam là thành viên và thành viên liên kết của tổ chức bảo đảm chất lượng AUN và đại diện các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước.

Hội thảo tập trung vào các chủ đề: Phân tích nhu cầu của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong (IQA) của Việt Nam; Xây dựng Báo cáo về IQA của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng sự mong đợi, kỳ vọng của các bên liên quan; Khuyến nghị phát triển hệ thống IQA cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và AUN; Điều chỉnh, hoàn thiện Bộ công cụ hiện tại đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học để tiến tới áp dụng chung ở Việt Nam và AUN.

Hội thảo là cơ hội để nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nâng cao nhận thức, tiếp cận với các mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục đại học hiện đại ở khu vực và thế giới, hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 14/01/2022.
Hội thảo được dẫn dắt bởi TS Choltis Dhirathiti Giám đốc Điều hành AUN và nhóm Thư ký AUN với sự tham luận, đóng góp ý kiến ​​quan trọng từ đại diện của 46 cơ sở giáo dục đại học trong mạng lưới AUN-QA ở Việt Nam; các chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của Úc, Châu Âu và khu vực Đông Nam Á.
img 1914
PGS.TS Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục QLCL phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT khẳng định: “Hội thảo là một trong chuỗi các hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống IQA của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, đây cũng là nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên triển khai trong thời gian tới. Diễn đàn này cũng là dịp để các nhà quản lý và các trường đại học của Việt Nam lắng nghe những kinh nghiệm thực thi chính sách về bảo đảm chất lượng từ các chuyên gia quốc tế; tham khảo, đối sánh với các hệ thống của khu vực và quốc tế (gồm châu Âu, Australia, Malaysia và Philippines). Trên thực tế, hệ thống IQA thành công được tiếp cận, áp dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Do đó, chúng tôi mong muốn tiếp nhận chia sẻ quan điểm, đề xuất từ các chuyên gia tham dự Hội thảo nhằm mục đích thiết kế một khung chung về hệ thống IQA (IQA framwork) gồm các nội dung trọng yếu, khả thi, tiến bộ, hiệu quả và phát huy được sự đa dạng, sáng tạo, đặc sắc và thế mạnh của mỗi cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”.
Hội thảo gồm phiên trao đổi chung và các phiên làm việc nhóm theo chủ đề: (1) Giáo dục đại học Việt Nam - Hướng tới đẳng cấp thế giới (Vietnamese higher education sector - Towards world-class standards); (2) Phát triển hệ thống IQA - Tạo ra thay đổi cho giáo dục đại học Việt Nam (Making IQA system that works - Generating changes for Vietnamese higher education); (3) Định hướng phát triển cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam (Way forward for Vietnamese higher education institutions).

Tại phiên làm việc thứ nhất, các trường đại học thành viên và các trường đại học thành viên liên kết AUN-QA tiến hành phân tích một cách có hệ thống các nguyên nhân cơ bản, lập bản đồ toàn cảnh về hiện trạng bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam nhấn mạnh một số rào cản chính để cơ sở đại học Việt Nam đạt được đẳng cấp thế giới.

Trong phiên làm việc thứ hai, các thành viên tham dự  được nghe các báo cáo tham luận về các hệ thống IQA và kinh nghiệm triển khai từ các chuyên gia khách mời: Chủ tịch Ủy ban đặc biệt AQU (Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Đại học Catalan) về chứng nhận thực hiện IQAs, Đại học Autonoma of Barcelona; Trưởng Khoa Hoá, trường đại học Barcelona; Các chuyên gia của AUN-QA đến từ Đại học Quốc gia Singapore, King Mongkut's University of Technology, Học viện Teknologi Bandung và of Education Quality International. Các báo cáo cho thấy sự đa dạng trong mô hình và cách thức tổ chức của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học nhưng đều hội tụ về quan điểm là cần có hệ thống IQA toàn diện, được thiết kế và xây dựng hướng đến tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục đại học, được tổ chức triển khai ở các đơn vị quản lý chức năng, khoa chuyên môn và chương trình đào tạo.

Các đại biểu tham dự đến từ các Trường Đại học Việt Nam cùng các chuyên gia đã tiến hành thảo luận nhằm xác định lại các thành phần chính của hệ thống IQA mong muốn, cùng với công cụ và cơ chế triển khai phù hợp với điều kiện và bối cảnh của giáo dục đại học Việt Nam và ASEAN. Các đề xuất thống nhất là cần sự thay đổi về nhận thức, chương trình hành động, nguồn lực của cơ sở giáo dục; sự gắn kết của các bên liên quan cũng như bối cảnh thực hiện thông qua nhóm công cụ, giải pháp về: tổ chức chức và chiến lược, quy định và chính sách, cơ chế và nguồn lực tài chính,  cuối cùng là hệ thống thông tin, truyền thông. 

Theo Giám đốc điều hành AUN Choltis Dhirathiti, xuyên suốt các phiên làm việc, các chuyên gia, nhà quản lý sẽ cùng tìm hiểu, phân tích, trao đổi về thực trạng công tác bảo đảm chất lượng và hệ thống IQA của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá việc triển khai bảo đảm chất lượng theo mô hình AUN-QA ở các trường thành viên và thành viên liên kết AUN-QA.Ông Choltis cũng thay mặt AUN bày tỏ sự cảm ơn đến Bộ GDĐT Việt Nam đã hỗ trợ AUN cũng như đánh giá cao việc Bộ GDĐT tham mưu và ban hành nhiều chính sách phát triển tự chủ đại học cũng như cam kết nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
 
Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục
Bài viết liên quan của AUNQA và VNUHCM:
https://vnuhcm.edu.vn/su-kien-sap-dien-ra/phat-trien-he-thong-bao-dam-chat-luong-ben-trong-giao-duc-dai-hoc-viet-nam/353036386864.html?zarsrc=1303&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

 
ASEAN University Network
E-Newsletter
 
 
 
 
Issue #153 (24 - 28 April 2023)
 
 
 
AUN NEWS FLASH
 
 
 
 
Momentous Leap Forward for the Internal Quality Assurance System in Viet Nam
On 24-26 April 2023, the Internal Quality Assurance System Design and Development Workshop was kickstarted in Viet Nam. The three-day workshop was organised jointly by the Vietnamese Ministry of Education and Training (MOET) and the ASEAN University Network (AUN) Secretariat, with the Viet Nam National University Ho Chi Minh City as the welcoming host.

The workshop brought together the AUN-QA family in Viet Nam and the IQA Experts from inside and outside the ASEAN region to discuss the current challenges to the internal quality assurance system in Viet Nam, and to formulate the new one that will take Vietnamese higher education to the world-class level.

The full coverage, including some insights shared by our experts, will be available for your perusal soon. Stay tuned to the AUN E-newsletter and our website to be the first to grab them!

Tác giả: Điều hành chung

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây