Cục Quản Lý Chất Lượnghttps://vqa.moet.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 20/06/2023 13:27
Tham gia buổi làm việc có ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UNBD tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Thanh Hóa và các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa Bùi Thị Thanh cho biết: Năm nay, toàn tỉnh có 36.480 thí sinh đăng ký dự thi; 1.586 phòng thi. Trong đó: hệ trung học phổ thông có 32.392 thí sinh; hệ Giáo dục thường xuyên có 4.088 thí sinh; có 1.191thí sinh tự do; số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là 1.284; số thí sinh xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 35.196.
Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh gồm đầy đủ các thành viên đại diện các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Trưởng Ban là Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ đến từng thành viên nhằm triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh bảo đảm đúng Quy chế thi, an toàn, hiệu quả.
Địa điểm in sao đề thi được bố trí tạikhu vực nhà B, Sở GDĐT bảo đảm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc (thực hiện đúng quy định 3 vòng độc lập); có thiết bị phòng cháy, chữa cháy; có lắp đặt các thiết bị nhằm ngăn chặn việc thu, phát tín hiệu kiểm soát người, đồ vật ra/vào khu vực được bảo vệ. Thời gian làm việc từ ngày 16/6/2023 đến khi thi xong môn thi cuối cùng của kỳ thi.Máy in, máy phô tô copy, trang thiết bị, văn phòng phẩm đã có kế hoạch cụ thể đảm bảo số lượng, chất lượng. Về công tác coi thi, năm nay UBND tỉnh Thanh Hóa điều động khoảng 6.200 người tham gia công tác coi thi. Tại 75 Điểm thi đều đặt tại các trường THPT đảm bảo cơ sở vật chất, địa hình an toàn, ít bị ảnh hưởng, tác động khi gặp sự cố về thiên tai lụt bão. Sở GDĐT thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tại các trường có đặt Điểm thi; phối hợp với Ban chỉ đạo thi các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị đảm bảo cơ sở vật chất cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế. Đặc biệt quan tâm đến phòng thi dự phòng; phòng bảo quản, lưu giữ đề thi, bài thi; địa điểm để vật dụng của thí sinh (cách phòng thi tối thiểu 25 mét); phương án xử lý các tình huống đột xuất như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,… Thanh Hóa là địa phương có địa bàn rộng, phân tán nên công tác nộp bài thi, hồ sơ thi của Điểm thi về Hội đồng thi được thực hiện ngay sau buổi thi cuối cùng của Kỳ thi. Đối với các Điểm thi ở xa (Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát) đã xây dựng phương án nộp bài cụ thể đảm bảo an toàn, trường hợp bất khả kháng báo cáo chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
Thanh Hóa là địa phương có địa bàn rộng, phân tán nên công tác nộp bài thi, hồ sơ thi của Điểm thi về Hội đồng thi được thực hiện ngay sau buổi thi cuối cùng của Kỳ thi. Đối với các Điểm thi ở xa (Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát) đã xây dựng phương án nộp bài cụ thể đảm bảo an toàn, trường hợp bất khả kháng báo cáo chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Công tác chấm thi cũng đã được tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc. Sở GDĐT đã phối hợp với Công an tỉnh khảo sát, kiểm tra về an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ tại khu vực chấm thi và phòng bảo quản bài thi. Về công tác đảm bảo an ninh, an toàn, công an tỉnh đã chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, tham gia trực tiếp vào tất cả các khâu của kỳ thi và thực hiện nghiêm túc đúng quy định, Quy chế và pháp luật.
Đối với phương án xử lý tính huống bất thường, Ban chỉ đạo thi các huyện miền núi đã có phương án chủ động, linh hoạt sẵn sàng ứng phó tốt nhất với tình hình bất thường của thời tiết có thể xảy ra, đặc biệt trong điều kiện mưa lớn kéo dài, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển đề thi, bài thi; khuyến cáo thí sinh và người nhà có phương án di chuyển đến địa điểm thi sao cho an toàn. Những thí sinh ở xa được hỗ trợ ăn ở để đảm bảo cho các em không bị muộn thi, bỏ thi nếu xảy ra tình huống đường giao bị chia cắt. Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác số 4 Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã trao đổi, lưu ý với tỉnh Thanh Hóa các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn tại các điểm chứa đề, chứa bài thi, điểm coi thi, chấm thi; điểm in sao đề thi; công tác vận chuyển đề thi; bảo đảm khoảng cách bố trí nơi để vật dụng của thí sinh đúng 25m theo quy định của Quy chế thi; bảo đảm giao thông, đi lại và các biện pháp hỗ trợ cho thí sinh; quán triệt thực hiện các công văn bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh; bố trí đầy đủ các thiết bị, cơ sở vật chất tại các điểm thi; phát hiện và xử lý gian lận bằng thiết bị công nghệ cao; phòng, ngừa các tình huống phát sinh, thiên tai, bão lũ…
Đánh giá cao sự chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương lưu ý, mặc dù Kỳ thi diễn ra thường niên, nhiều năm nhưng đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh tuyệt đối không chủ quan ở bất kỳ khâu nào. Cục trưởng nhấn mạnh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng, phạm vi trên toàn quốc, địa phương là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về Kỳ thi trên địa bàn. Theo đó, đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo sát sao tất cả các khâu của Kỳ thi. Việc lựa chọn nhân sự là quan trọng nhất, đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh lựa chọn nhân sự chú ý các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, phân công đúng người đúng việc, đúng Quy chế; bảo đảm không một cán bộ nào tham gia tổ chức Kỳ thi mà không được tập huấn, từ công tác coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra… Quy chế thi năm nay có một số điểm thay đổi, đặc biệt đối với hoạt động thanh tra, đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tăng cường tập huấn công tác này. Lưu ý về việc sử dụng thiết bị công nghệ trong Kỳ thi, Cục trưởng lưu ý, cần phải nghiêm ngặt, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp thí sinh vi phạm. Cùng với đó, công tác in sao đề thi cần được đặc biệt chú ý an toàn, đúng, đủ, tuân thủ quy chế khi Hội đồng in sao đã bắt đầu làm việc. Đề nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh lưu ý có phương án dự phòng ứng phó với các tình huống bất thường. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần được chú trọng, phải được thực hiện ngay chính từ các thầy cô, nhà trường. Tuyên truyền để học sinh, phụ huynh, xã hội hiểu về vai trò của Kỳ thi, Quy chế thi, đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ cao gian lận trong Kỳ thi. “Đây là việc làm vô cùng quan trọng”- Cục trưởng cho biết. Cục trưởng cũng cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, chặt chẽ và đúng quy trình. Ngày thi đang đến rất gần, trong quá trình chuẩn bị thi, tổ chức thi và công tác chấm thi, đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên kết nối với Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để nắm bắt thông tin và xử lý các tình huống để bảo đảm mọi công việc thông suốt, an toàn. Tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, Phó Chủ tịch UNBD tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Đầu Thanh Tùng cho biết: “UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, chỉ đạo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ, có phương án dự phòng đối với các tình huống bất thường. Ban Chỉ đạo tỉnh trực tiếp đến kiểm tra ở từng Điểm thi để nắm bắt tình hình bảo đảm tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Trước đó, Đoàn công tác số 4 đã kiểm tra tại hai Điểm thi Trường THPT Hàm Rồng, Trường THPT Đông Sơn I và Điểm in sao đề thi của tỉnh Thanh Hóa.